Tin tức mới

Cách chăm sóc trẻ em mắc Covid-19 nhanh hồi phục

0 0
0 0
Read Time:3 Minute, 59 Second

Covid-19 là một căn bênh mới và trở thành vấn nạn cực kỳ nguy hiểm cho thế giới trong hai năm gần đây. Nó có triệu chứng tương tự như cảm cúm thông thường như sốt, ho, khó thở, đau nhức… Đặc biệt là tốc độ lây lan nhanh, nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong. Trẻ em khi mắc Covid-19 thường bị nhẹ và có thể điều trị tại nhà để tránh khả năng lây lan cho cộng đồng. Tuy nhiên, bố mẹ cần hết sức lưu ý khi chăm sóc trẻ bị Covid-19 tại nhà. Sau đây là những lưu ý giúp con khỏe và hồi phục nhanh chóng hơn.

Cách điều trị trẻ em bị Covid-19 tại nhà

Theo Kid’s Health, việc chăm sóc trẻ mắc Covid-19 tương tự khi trẻ em mắc các vấn đề khác; như cúm, cảm lạnh thông thường. Cha mẹ hãy khuyến khích con thực hiện những điều sau để nhanh chóng hồi phục:

  • Nghỉ ngơi nhiều và luôn đủ nước. Nếu con bị sốt và khó chịu, bạn có thể cho trẻ uống acetaminophen hoặc ibuprofen. Thuốc ho và cảm lạnh không được khuyến khích cho trẻ em dưới 6 tuổi.
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước ấm, ít nhất 20 giây.
  • Cách ly trẻ khỏi các thành viên trong gia đình để tránh lây bệnh cho người khác. Nếu không có điều kiện cách ly. Trẻ em mắc Covid-19 nên đeo khẩu trang và giữ khoảng cách tối thiểu 2 m. Chỉ nên để một người chăm sóc trẻ bị bệnh để thành viên khác không bị phơi nhiễm.
  • Che khi ho và hắt hơi, sau đó nhanh chóng vứt khăn giấy đã sử dụng vào thùng rác có lót túi ni-lông.
  • Dùng riêng một bộ bát đĩa, cốc, khăn tắm và ga, gối, chăn.
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng
Thường xuyên cho trẻ rửa tay bằng xà phòng

Nếu con bạn trên 2 tuổi và có thể đeo khẩu trang mà không cảm thấy khó thở. Hãy yêu cầu bé đeo khẩu trang khi người chăm sóc ở trong phòng. Đừng để con bạn một mình khi chúng đang đeo khẩu trang y tế. Người chăm sóc cũng nên đeo khẩu trang thường xuyên khi ở cùng phòng với trẻ. Gia đình cũng cần làm sạch và khử trùng hàng ngày những bề mặt thường xuyên chạm vào tay nắm cửa; công tắc đèn; đồ chơi; điều khiển từ xa; điện thoại…

Các trường hợp sau cần đưa bé đến bệnh viện

Cha mẹ nên gọi cho bác sĩ nếu con bị sốt, ho, khó thở, đau họng, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, phát ban, chóng mặt hoặc cảm thấy không khỏe. Bác sĩ có thể quyết định xem con bạn có thể được điều trị tại nhà hay không. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ khuyến cáo nếu các triệu chứng của trẻ nhẹ, bạn có thể chăm sóc trẻ tại nhà. Cha mẹ cần để ý các dấu hiệu chuyển nặng để gọi nhân viên y tế sớm.

Hãy đưa bé đến bệnh viện nếu con bạn rất mệt, có vấn đề về hô hấp, đau ngực, da lạnh, đổ mồ hôi, nhợt nhạt, đau bụng rất dữ dội. Lưu ý là cha mẹ nên gọi điện trước để bệnh viện, cơ sở y tế có thể chuẩn bị khi tiếp nhận trẻ tới khám.

Con bị sốt, ho, khó thở, đau họng nên cho đến bệnh viện
Con bị sốt, ho, khó thở, đau họng nên cho đến bệnh viện

Chăm sóc dinh dưỡng khi ra viện

Khi người bệnh đã khỏi bệnh, các xét nghiệm âm tính với virus Corona và tình trạng lâm sàng đã ổn định và sẵn sàng để ra viện. Đây là lúc để có kế hoạch chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân khi trở về cộng đồng. Giúp phục hồi cơ thể tốt và tránh tái nhiễm Corona. Khi người bệnh đã không còn mắc Corona và đã khỏi bệnh, trước khi ra viện. Cần phải sàng lọc và đánh giá để phát hiện nguy cơ suy dinh dưỡng cấp tính.

Những bệnh nhân khi ra viện bị suy dinh dưỡng cấp tính. Nên tiếp tục sử dụng chế phẩm dinh dưỡng cao đạm cao năng lượng trong ít nhất 1 tháng sau ra viện. Những bệnh nhân khi ra viện không bị suy dinh dưỡng nên có chế độ bổ sung dinh dưỡng vào bữa ăn hàng ngày (thêm 2 – 3 bữa phụ/ngày, bao gồm sữa, sữa chua, hoa quả.) trong ít nhất 2 tuần.

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

83 − = 78