Kiwi là loại quả được nhiều người ưa chuộng đặc biệt là phụ nữ mang thai. Đây là loại thực phẩm được nhập khẩu chủ yếu từ New Zealand hoặc Trung Quốc. Không chỉ có vị chua ngọt rất dễ ăn, quả kiwi còn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác nhau, cần thiết có cơ thể. Đặc biệt, chúng không chứa cholesterol, ít chất béo và đường, lượng chất xơ phong phú. Nhiều mẹ bầu vẫn thường thắc mắc không biết trái kiwi có tốt cho người mang thai không và nên ăn bao nhiêu là đủ. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của các mẹ trong bài viết sau nhé.
Mục Lục
Quả kiwi chứa những chất gì?
Folate
Kiwi rất giàu folate, chất dinh dưỡng quan trọng cho sự hình thành tế bào. Folate là một chất không thể thiếu đối với sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Nó kích thích sản xuất và duy trì tế bào, đặc biệt là trong thời gian mang thai. Ngoài ra, folate còn đảm bảo sự phát triển của các cơ quan quan trọng. Một lượng folate vừa đủ sẽ ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh như tật nứt đốt sống, tình trạng tủy sống không phát triển. Đặc biệt hơn, folate còn giúp bạn tránh được tình trạng sẩy thai. Axit folic có trong kiwi không chỉ tốt cho phụ nữ mang thai mà cũng rất tốt cho những phụ nữ đang muốn có thai.
Vitamin C
Kiwi là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời cho mẹ bầu. Bà bầu ăn kiwi có thể đáp ứng đến 140% liều lượng vitamin C khuyến cáo hàng ngày. Có thể nói, vì có hàm lượng vitamin C cao mà kiwi trở thành loại trái cây rất tốt cho bà bầu và thai nhi. Một số lợi ích của vitamin C đối với sức khỏe mẹ và bé: Kiwi cho mẹ bầu trước và sau khi sinh, vitamin C giúp cơ thể mẹ hấp thụ sắt tốt hơn để ngăn ngừa thiếu máu. Vitamin C trong quả kiwi giúp hình thành các chất dẫn truyền thần kinh, một chất rất quan trọng đối với chức năng của não. Vitamin C có tính chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ RNA và DNA khỏi tác hại của các gốc tự do.
Đường tự nhiên

Giống như nhiều loại trái cây khác, kiwi chứa đường tự nhiên giúp bạn kiểm soát việc thèm đồ ngọt. Đường tự nhiên trong trái cây thường có chỉ số glycemic thấp hơn so với đường đã qua tinh chế. Vì vậy, bà bầu ăn kiwi sẽ không làm tăng insulin. Từ đó giúp mẹ kiểm soát lượng đường huyết và hạn chế nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ.
Canxi
Không chỉ cần đến canxi để phát triển hệ xương, em bé của bạn còn cần hấp thu đủ canxi để phát triển về cơ và tim mạch. Điều đáng mừng là không chỉ có sữa mới chứa nhiều canxi mà quả kiwi cùng rất giàu canxi với hàm lượng trung bình lên đến 23,5 mg/ quả. Do đó, nếu mẹ bầu không muốn dung nạp lactose (có trong sữa) vào cơ thể thì nên ăn kiwi thay thế để bổ sung đủ hàm lượng canxi cần thiết.
Kiwi chứa ít calo
Tăng cân khi mang thai không phải là điều đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu tăng cân quá nhiều sẽ gây ra căng thẳng cho tim mạch, dễ dẫn đến tiểu đường thai kỳ và nhiều bệnh khác. Vì vậy, bạn nên kiểm soát việc ăn uống của mình bằng cách tập ăn trái cây ít calo như kiwi. Vì trung bình 1 gram kiwi chỉ chứa 0,61 calo nên đây sẽ là loại trái cây giúp bạn thỏa mãn cơn đói mà không bị tăng cân.
Mẹ bầu có nên ăn quả kiwi không?
Kiwi được biết đến là loại trái cây cung cấp rất nhiều vitamin cần thiết cho sự phát triển của con người. Đặc biệt, với những người đang trong giai đoạn mang thai; kiwi còn mang đến rất nhiều công dụng.
Cung cấp axit folic
Kiwi nổi tiếng là loại quả có chứa hàm lượng axit folic khá dồi dào. Đây là dưỡng chất vô cùng quan trọng giúp kích thích sự phát triển của hệ thần kinh. Ngăn ngừa các nguy cơ về dị tật bẩm sinh cho bé. Theo nghiên cứu khoa học, lượng axit folic trong kiwi xanh gấp 10 lần so với quả táo. Và gấp 5 lần nho và lê. Ngoài ra, trái kiwi vàng còn được mệnh danh là “ông hoàng” của axit folic khi dưỡng chất trong loại quả này đạt gấp 3 lần kiwi xanh.

Tăng chất xơ cho cơ thể
Chất xơ đặc biệt tốt cho hệ tiêu hóa. Giúp bà bầu ngăn ngừa táo bón, đầy bụng và các bệnh liên quan đến hệ đường ruột. Trung bình cứ 1 quả kiwi lại có chứa tới 2,5gr chất xơ. Nguồn dinh dưỡng dồi dào này không chỉ giúp phụ nữ mang thai vượt qua nỗi sợ của táo bón. Mà còn thải bỏ độc tố, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh ngoài da.
Giàu vitamin C
Vitamin C được biết đến là một trong những dưỡng chất vô cùng quan trọng đối với bà bầu. Giúp đẩy mạnh hoạt động chuyển hóa vật chất, làm tăng tính miễn dịch của cơ thể, đào thải độc tố,… Theo nghiên cứu từ các chuyên gia, phụ nữ mang thai chỉ cần ăn 1 trai kiwi mỗi ngày là đã đủ cung cấp lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể. Thậm chí, lượng vitamin C có trong kiwi còn vượt xa cả “nữ hoàng” cam.
Ngoài các công dụng trên, trái kiwi còn bổ sung nhiều dưỡng chất khác cho bà bầu. Như vitamin E, canxi, sắt, magie, kali… Giúp thai kỳ khỏe mạnh, giảm tỷ lệ sinh non. Tuy nhiên, dù chứa nhiều dưỡng chất nhưng việc ăn kiwi cũng cần có những quy tắc riêng. Đặc biệt, bà bầu bị sỏi thận, sỏi mật nên tránh dùng loại quả giàu dinh dưỡng này.

Bà bầu ăn kiwi: Không phải lúc nào cũng tốt!
Với nhiều tác dụng “thần kỳ” trên, chắc hẳn mẹ bầu sẽ chẳng chần chừ để thêm kiwi vào thực đơn của mình. Tuy nhiên, cẩn thận đã nhé! Kiwi tuy tốt nhưng không phù hợp với tất cả các mẹ bầu đâu. Nếu thuộc những nhóm sau đây, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn kiwi.
- Bà bầu bị sỏi thận, sỏi mật nên tránh dùng kiwi bởi hàm lượng oxalate có trong đó.
- Bà bầu bị dị ứng mủ trái cây
Ngoài ra, bà bầu cũng nên lưu ý: kiwi cho mẹ bầu ăn lầu đầu có thể dẫn đến một vài triệu chứng không mong muốn như buồn nôn, nôn, nổi mẫn… Các chuyên gia cũng khuyến cáo bà bầu chỉ nên ăn từ 1-2 trái kiwi ngày. Ăn quá nhiều kiwi hoặc các loại trái cây khác cũng đều có thể gây tác động xấu cho sức khỏe. Tác dụng của kiwi đối với sức khỏe bà bầu đã quá rõ ràng. Ngoài ăn quả tươi, mẹ bầu có thể dùng kiwi để chế biến nhiều món ăn hấp dẫn, vừa bổ sung dinh dưỡng, vừa làm mới thực đơn hàng ngày.