Tin tức mới

Hướng dẫn điều trị và phòng ngừa bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ

0 0
0 0
Read Time:4 Minute, 55 Second

Bệnh tay chân miệng là một bệnh do vi rút gây ra, chủ yếu ở trẻ em, có thể lây nhiễm qua tiếp xúc. Biểu hiện của bệnh này là sốt, mụn nước xuất hiện ở lòng bàn tay, chân và trong miệng. Trẻ em ở nhà trẻ, mẫu giáo hay nơi tập trung đông trẻ em rất dễ bị ảnh hưởng nếu có cơn dịch bùng phát. Bệnh tay chân miệng nếu không chữa trị kịp thời sẽ khiến trẻ bị đau họng, loét miệng, mất nước. Để lâu có thể ảnh hưởng đến não và sinh ra các biến chứng khác nguy hiểm cho cơ thể. Các mẹ hãy lưu ý cách điều trị và chăm sóc trẻ bị tay chân miệng trong bài viết sau nhé.

Bệnh tay chân miệng là gì?

Bệnh Tay Chân Miệng (BTCM) là một bệnh truyền nhiễm do vi-rút gây ra. Có biểu hiện đặc trưng là  sốt và mụn nước thường thấy xuất hiện tập trung ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và ở bên trong miệng. Đây là một bệnh dễ lây lan từ người sang người do tiếp xúc với các dịch tiết mũi họng; nước bọt; chất dịch từ các bọng nước hoặc phân của người bệnh. Giai đoạn lây lan mạnh nhất là tuần đầu tiên bị bệnh. Thời kỳ ủ bệnh thường từ 3 đến 7 ngày. Sốt thường là triệu chứng đầu tiên của bệnh.

BTCM là một bệnh truyền nhiễm do vi-rút gây ra
BTCM là một bệnh truyền nhiễm do vi-rút gây ra

Đầu tiên virus thường cư trú ở niêm mạc má hay niêm mạc hồi tràng và sau 24 giờ. Virus lan đến các hạch bạch huyết vùng. Vào ngày thứ 7 sau khi nhiễm bệnh, kháng thể trung hòa tăng cao và virus bị thải loại. Mọi người đều có thể nhiễm virus. Nhưng không phải tất cả những người nhiễm virus đều biểu hiện bệnh. Nhiễm bệnh có thể tạo nên kháng thể đặc hiệu chống virus gây bệnh. Tuy nhiên bệnh vẫn có thể tái diễn do một chủng virus khác gây nên.

Nguyên nhân

Nhóm virus đường ruột, điển hình là virus Coxsackievirus A16 (nhóm A16) và Enterovirus 71 (EV71) là thủ phạm chính gây ra bệnh tay chân miệng. Trong đó, virus Coxsackievirus A16 là loại thường gặp nhất với các triệu chứng ở thể nhẹ, ít biến chứng và thường tự khỏi. Enterovirus 71 gây bệnh nặng hơn, biến chứng nguy hiểm hơn, thậm chí có thể gây tử vong. Các vi rút đường ruột khác thường gây bệnh nhẹ. Các virus này sống trong đường tiêu hóa và lây từ người này sang người khác qua việc tiếp xúc với các dịch tiết mũi họng, nước bọt, chất dịch từ các bọng nước hoặc phân của người bệnh.

Virus tay chân miệng có hình cầu, đường kính từ 27 – 30nm. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, chúng trú ngụ chủ yếu tại niêm mạc má hoặc niêm mạc ruột. Sau đó di chuyển đến các hạch bạch huyết xung quanh, rồi xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng máu. Điểm dừng cuối cùng của virus là niêm mạc miệng và da.

Biểu hiện của bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Biểu hiện lâm sàng chủ yếu của bệnh tay - chân - miệng là tổn thương da
Biểu hiện lâm sàng chủ yếu của bệnh tay – chân – miệng là tổn thương da

Biểu hiện lâm sàng chủ yếu của bệnh tay – chân – miệng là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng nốt phỏng nước trên da. Và loét niêm mạc miệng. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, viêm phổi… Để đề phòng các biến chứng nguy hiểm này, cha mẹ và gia đình cần theo dõi sát trẻ. Phát hiện sớm các biểu hiện diễn biến xấu. Như: sốt cao, thở bất thường, kích thích hoặc li bì, bỏ bú, nôn trớ, co giật… Nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời thì nguy cơ tử vong sẽ rất cao và nhanh chóng xảy ra. Nhất là trong bệnh cảnh trụy mạch và phù phổi cấp.

Cách điều trị

Đây là bệnh do virut gây ra nên không có thuốc điều trị đặc hiệu. Các biện pháp điều trị nhằm giải quyết các triệu chứng và biến chứng của bệnh.

– Hạ nhiệt: Khi trẻ sốt cao từ 38,50C trở lên cần cho trẻ dùng ngay thuốc hạ nhiệt acetaminophen (paracetamol).

– Bổ sung đủ nước: Cho trẻ uống dung dịch điện giải (oresol; hydrit).

Bổ sung đủ nước
Cho trẻ bổ sung đủ nước

– Khi trẻ có sốt và loét miệng cần bổ sung vitamin C, kẽm…

– Điều trị loét miệng họng: Dùng dung dịch glycerin borat lau sạch miệng trước và sau ăn. Gel rơ miệng (kamistad; zyttee…) có tác dụng sát khuẩn và giảm đau giúp trẻ ăn uống dễ dàng hơn.

– Khi có triệu chứng não – màng não: cần dùng thuốc chống co giật: phenobarbital. Chuyển lên tuyến trên điều trị chuyên sâu.

Cách phòng ngừa bênh tay chân miệng ở trẻ

Hiện tại vẫn chưa có vaccine phòng bệnh chân tay miệng. Trong vùng dịch, biện pháp hữu hiệu nhất để khống chế dịch là phòng lây lan bệnh sang người lành. Các biện pháp phòng ngừa là:

– Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân nếu không thực sự cần thiết.

– Sau khi chăm sóc bệnh nhân, cần rửa tay kỹ với xà phòng.

– Không được chọc vỡ các mụn nước bọng nước trên da bệnh nhân.

– Giặt các đồ dùng của bệnh nhân và lau phòng ở của bệnh nhân bằng các dung dịch sát khuẩn.

– Cần theo dõi chặt chẽ những trẻ có biểu hiện sốt trong vùng dịch.

– Cho trẻ nghỉ học cho đến khi khỏi bệnh.

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

61 − = 58