Tin tức mới

Khám phá loại cây bao báp khổng lồ sống tới 3000 năm tại Madagascar

0 0
0 0
Read Time:4 Minute, 44 Second

Những hàng cây bao báp khổng lồ, thân hình to lớn, chắc nịch là điều đầu tiên đập vào mắt du khách khi tới Madagascar. Không chỉ mọc hai bên đường, trong các ngôi làng, mà thậm chí còn cả trong hoang mạc xa xôi. Người ta vẫn thường nói rằng đây là loài cây kiêu ngạo, bị trời đày phải mọc ngược xuống đất. Bởi vì cành lá của loại bao báp này không xum xuê như những loài cây khác, mà nó giống như những chùm rễ nhỏ mọc ngược lên trời để hứng mưa gió. Trung bình mỗi cây cao khoảng 30m, thân cây to hai người ôm không xuể. Đặc biệt, loại cây này có tuổi thọ dài nhất, lên tới 3000 năm.

Những cây bao báp nổi bật khắp các con đường Madagascar

Con đường này được gọi là đại lộ bao báp Madagascar. Những cây bao báp nổi bật trên con đường này đã thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới. Khiến nó trở thành một trong những địa điểm được ghé thăm nhiều nhất trong khu vực. Con đường được bộ môi trường, nước và rừng đưa vào trạng thái bảo vệ tạm thời từ tháng 7 năm 2007. Một bước tiến để biến nó thành di tích tự nhiên đầu tiên của Madagascar. Dọc theo đoạn đường dài 260m có chừng 20 – 25 cây bao báp khổng lồ; với chiều cao khoảng 30 m. Những cây bao báp được biết đến với tên gọi địa phương là “mẹ của rừng”; có tuổi đời có thể lên đến 3000 năm.

Dọc theo đoạn đường dài 260m có chừng 20 - 25 cây bao báp khổng lồ
Dọc theo đoạn đường dài 260m có chừng 20 – 25 cây bao báp khổng lồ

Những cây bao báp đẹp mắt này là di sản của những khu rừng nhiệt đới rậm rạp từng phát triển mạnh ở Madagascar. Những cây này ban đầu không đứng cô lập như hiện tại. Mà sống trong khu rừng rậm rạp. Trong những năm qua, khi dân số của đất nước tăng lên. Các khu rừng bị phá để làm nông nghiệp, chỉ còn lại những cây bao báp khổng lồ.

Câu chuyện về loài cây sống 3000 năm

Cách đại lộ này khoảng 7 km về phía tây bắc còn có hai cây bao báp xoắn vào nhau khi chúng lớn lên. Theo truyền thuyết, hai cây bao báp này đã phát triển cùng nhau qua nhiều thế kỷ. Chúng tìm thấy chính mình sau một tình yêu “bất khả thi”; giữa một chàng trai và một cô gái trẻ của ngôi làng gần đó. Cặp tình nhân đều đã có bạn đời được chỉ định và phải kết hôn tại làng của họ. Cặp đôi không thể kết hôn nên đã nhờ đến sự giúp đỡ của vị thần. Sau đó hai cây bao báp đã mọc lên và hiện đang sống ở đó; như minh chứng cho tình yêu của đôi tình nhân không đến được với nhau.

Đại lộ bao báp Madagascar là một di tích tự nhiên được bảo tồn từ tháng 7 năm 2015. Nhưng cây cối vẫn bị đe dọa bởi nạn phá rừng, cháy rừng. Mặc dù là một địa điểm du lịch nổi tiếng. Nhưng khu vực này không có trung tâm đón du khách và khách tới thăm cũng không phải trả phí vào cửa.

Kẻ thù lớn nhất của bao báp là hạn hán

Fanamby, một tổ chức phi chính phủ đã khởi động một dự án du lịch sinh thái nhằm bảo tồn khu vực. Và cải thiện kinh tế cho cộng đồng địa phương từ năm 2014 và khánh thành cơ sở hạ tầng. Để giúp họ quảng bá du lịch cho khu vực này từ năm 2018.

Cây bao báp tích trữ một lượng lớn nước trong thân của chúng
Cây bao báp tích trữ một lượng lớn nước trong thân của chúng

Cây bao báp là một loại cây đặc hữu mọc ở những vùng trũng trên lục địa Châu Phi, Madagascar và Australia. Nó có thể phát triển với kích thước khổng lồ và sống đến 3000 năm tuổi. Có tám loài cây bao báp, sáu loài từ Madagascar và hai loài tới từ lục địa châu Phi và Australia. Kẻ thù lớn nhất của bao báp là hạn hán, ngập úng, sét, voi và nấm đen. Cây bao báp tích trữ một lượng lớn nước trong thân của chúng. Đó là lý do tại sao voi và các loài động vật khác nhai vỏ cây này trong mùa khô.

Bao báp chỉ nở hoa và cho ra trái trong vài tuần

Bao báp tuy là loài cây đẹp, nhưng không dễ dàng mọc ở mọi nơi. Một trong những vùng được chúng ưu ái chọn làm “đại bản doanh” chính là Madagascar. 6 trên tổng 8 giống bao báp chỉ mọc được ở đảo quốc này. Ngoài ra, du khách có thể trông thấy hai giống bao báp khác nữa tại các quốc gia châu Phi.

Mỗi năm, bao báp chỉ nở hoa và cho ra trái trong vài tuần. Trái cây của bao báp là món ăn ưa thích của người dân bản địa. Vì chúng cung cấp nhiều vitamin. Lá cây dùng để nấu súp, thân cây là nguồn cung cấp sợi, thuốc nhuộm và làm củi. Những thân cây mục rỗng sẽ được người dân sửa sang thành ngôi nhà thiên nhiên độc đáo. Ngoài ra, cũng chính sự độc đáo của loài cây này đã thu hút du lịch đến cho Madagascar, góp phần cải thiện đời sống đói nghèo của người dân địa phương.

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

16 + = 17