Cận thị đã và đang trở thành một bệnh rất phổ biến đối với trẻ em, đặc biệt là lứa tuổi học sinh. Theo thống kê, tỷ lệ trẻ em bị cận thị học đường đang ngày một cao và ảnh hưởng lớn tới quá trình học tập, vui chơi của trẻ. Ngoài yếu tố di truyền, những thói quen hàng ngày hay việc tiếp xúc nhiều với màn hính điện thoại, máy tính, ti vi cũng là nguyên nhân dẫn đến cận thị. Bố mẹ có thể giúp em phòng tránh tật cận thị ngay từ khi còn nhỏ. Sau đây là những nguyên nhân và cách phòng tránh cận thị ở trẻ mà chúng tôi đã tổng hợp.
Mục Lục
Tật cận thị là gì?
Cận thị là một tật khúc xạ gây rối loạn chức năng thị giác, do nhãn cầu bị dài ra. Thay vì tia sáng hội tụ tại đúng võng mạc. Thì nó lại hội tụ ở trước võng mạc; khiến trẻ bị cận thị chỉ có thể nhìn được những vật gần mắt mà không nhìn rõ vật ở xa.
- Phân loại cận thị: Thông thường, người ta chia cận thị ra 3 loại theo mức độ cận như sau:
- Cận thị ở mức độ nhẹ dưới -3,00 diop.
- Cận thị ở mức độ trung bình là từ từ -3,00 diop đến -6,00 diop.
- Cận thị từ -6,00 diop trở lên gọi là cận thị nặng
Nguyên nhân dẫn đến cận thị
Tư thế ngồi học
Hầu hết trẻ hiện nay đều sai tư thế ngồi học. Nếu không được sự hướng dẫn của người lớn đa số trẻ sẽ bò ra bàn hoặc nằm lên giường để học. Ngồi học sai tư thế khiến trẻ dễ bị mắc tật khúc xạ. Ngoài ra nơi ngồi học không đủ ánh sáng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến cận thị học đường. Vì thế để hạn chế tật cận thị ở trẻ cha mẹ và cô giáo nên theo sát trẻ, đảm bảo trẻ luôn ngồi học đúng tư thế

Di truyền
Nếu trẻ có cha hoặc mẹ bị cận thị từ 6 đi-ốp trở lên, khả năng bệnh di truyền sang trẻ là 100%. Trẻ sinh non, trẻ có cân nặng thấp khi sinh. Hầu hết những trẻ sinh non từ 2 tuần trở lên và trẻ sinh ra có cân nặng thấp đều bị cận thị ở giai đoạn từ học vỡ lòng đến tuổi thiếu niên. Trẻ thiếu hoặc ít ngủ: Thiếu ngủ hay ngủ quá ít dễ khiến trẻ bị mắc cận thị từ sớm.
Lạm dụng công nghệ
Ngày nay công nghệ đang dần trở thành nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nạn cận thị học đường. Ánh sáng xanh độc hại phát ra từ màn hình công nghệ có thể xuyên qua các lớp lọc ánh sáng tự nhiên của nhãn cầu, tác động trực tiếp đến đáy mắt khiến mắt dễ bị khô và cận thị. Bên cạnh đó thời gian bên thiết bị công nghệ quá nhiều sẽ khiến mắt liên tục phải điều tiết. Lâu ngày thủy tinh thể không thể xẹp xuống như hình dạng ban đầu, dẫn đến tật cận thị.
Không khám mắt định kỳ
Khi gặp các triệu chứng như nhức mắt, mờ mắt, nhức đầu chứng tỏ mắt đang gặp vấn đề. Với người bình thường nên đi khám mắt định kỳ 6 tháng một lần để phát hiện sớm tật khúc xạ ở mắt. Nên dẫn trẻ đi khám mắt định kỳ, tại đây các bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng của mắt, ngoài ra trẻ còn được tư vấn những vấn đề liên quan đến thị lực.
Chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp
Yếu tố dinh dưỡng tuy không thể làm giảm tật cận thị nhưng sẽ giúp tăng cường sức khỏe mắt, hạn chế tăng độ với trẻ mắc cận thị học đường. Những thực phẩm như: cá, trứng, cà chua, cà rốt, cải bó xôi, các loại hạt… chứa nhiều vitamin A, B, E… ngoài việc cải thiện thị lực còn giúp ngăn ngừa các bệnh về mắt
Biểu hiện của cận thị ở trẻ em

- Trẻ hay nheo mắt, chói mắt, dụi mắt, mỏi mắt do khả năng điều tiết của mắt kém.
- Trẻ không nhìn rõ mọi vật ở khoảng cách trên 1m.
- Trẻ dí sát mặt vào cuốn sách trong khi đọc, khó đọc do không nhìn rõ chữ.
- Trẻ thường phải chép bài của bạn do không nhìn rõ các chữ trên bảng.
- Trẻ nhức đầu, chảy nước mắt do mỏi mắt.
- Trẻ làm kém hiệu quả trong các hoạt động liên quan đến thị giác như vẽ hình, tập đọc…
Hậu quả của việc mắt cận thị
- Ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ.
- Khả năng di truyền sang thế hệ sau.
- Ảnh hưởng đến cuộc sống và quá trình học tập.
- Giảm chất lượng cuộc sống.
Cách phòng ngừa cận thị ở trẻ
- Ánh sáng thích hợp.
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý.
- Cha mẹ cần dạy con giữ khoảng cách từ mắt đến mặt trang sách, trang giấy cần khoảng 30 – 50cm. Tư thế ngồi học của trẻ phải ngay ngắn. Khi viết không để đầu trẻ nghiêng ngả hoặc không nằm xem sách; không vừa ăn, vừa xem sách báo.
- Kiểm tra thị lực định kỳ.
- Hạn chế xem tivi.
- Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa.
- Cứ làm việc khoảng 20 phút, trẻ nên để mắt nhìn xa 1 – 2 phút, hoặc nhắm mắt lại 30 giây – 1 phút. Nếu cảm giác bị mờ nhòe đi, cần cho mắt nghỉ lâu hơn.