Tin tức mới

Cách chăm sóc và chữa trị bệnh viêm tai giữa cho trẻ em

0 0
0 0
Read Time:5 Minute, 4 Second

Bệnh viêm tai giữa là căn bệnh phổ biến thường gặp ở trẻ em khi tai giữa bị nhiễm trùng. Các triệu chứng của căn bệnh này là đau tai, kèm theo sốt, buồn nôn, tiêu chảy… Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm tai giữa, chủ yếu là do vi khuẩn, vi rút tấn công. Viêm tai giữa ở trẻ em nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng như liệt mặt, gây ra bệnh áp xe não hay thủng màng nhĩ… Do đó, bố mẹ cần biết cách chăm sóc, chữa trị kịp thời bệnh viêm tai giữa cho trẻ.

Các triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ

Triệu chứng ban đầu thông thường là đau tai, thường với giảm sức nghe. Trẻ sơ sinh có thể trở nên cáu kỉnh hoặc khó ngủ. Sốt, buồn nôn, nôn mửa, và tiêu chảy thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Nội soi tai có thể cho thấy một màng nhĩ (PI) phồng, không rõ cấu trúc bình thường và mất nón sáng. Giảm thông khí tai giữa (ống soi tai có bơm hơi) cho thấy tính di động kém của màng nhĩ. Sự thủng tự nhiên của màng nhĩ làm mủ chảy ra ống tai ngoài hoặc chảy mủ tai. Đau đầu trầm trọng, nhầm lẫn, hoặc các dấu hiệu thần kinh khu trú có thể xảy ra với sự lây lan nhiễm trùng vào nội sọ. Liệt mặt hoặc chóng mặt cho thấy sự mở rộng của nhiễm trùng đến ống Fallop hoặc mê nhĩ

Nguyên nhân trẻ bị viêm tai giữa

Viêm tai giữa là bệnh lý phổ biến nhất trong các bệnh nhiễm trùng ở tai. Bệnh có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau nhưng đặc biệt là trẻ nhỏ do các nguyên nhân sau: Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ chưa phát triển đầy đủ, không đủ sức chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn.

Viêm tai giữa là bệnh lý phổ biến nhất trong các bệnh nhiễm trùng ở tai
Viêm tai giữa là bệnh lý phổ biến nhất trong các bệnh nhiễm trùng ở tai

Trẻ có cấu trúc tai chưa hoàn chỉnh. Tai trong của trẻ sẽ được kết nối với mặt sau của cổ họng thông qua ống thính giác. Bình thường ống thính giác mở cho phép chất lỏng và tạp chất thoát ra ngoài. Khi ống này bị đóng, các chất thải không thoát được và dẫn đến vi khuẩn sẽ kẹt lại bên trong tai, gây nhiễm trùng. Ống thính giác ở bé ngắn hơn người lớn nên dễ bị tắc. Biến chứng của một số bệnh lý tai mũi họng như: viêm họng, viêm VA, viêm amidan, viêm xoang…

Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa tại nhà

Giữ gìn vệ sinh tai, mũi, họng sạch sẽ

  • Tai – mũi – họng có liên quan mật thiết với nhau. Vì thế khi trẻ bị viêm tai giữa, bạn cần giữ gìn vệ sinh cả ba bộ phận này.
  • Vệ sinh tai: Nếu tai trẻ bị chảy mủ, bận cần làm sạch tai cho trẻ. Dùng bông tăm lau nhẹ nhàng, không lau quá sâu, có thể khiến tai bị tổn thương. Tuyệt đối không dùng bông nút kín tai để chặn nước mủ mà phải để dịch mủ thoát ra ngoài.
  • Vệ sinh mũi: Dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho trẻ hàng ngày. Nếu trời lạnh cần ngâm ấm nước muối trước khi nhỏ để trẻ không bị cảm lạnh.
  • Vệ sinh họng: Rơ lưỡi, vệ sinh miệng hàng ngày cho trẻ. Với trẻ lớn có thể cho trẻ súc miệng bằng nước muối.

Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp

Chăm sóc trẻ viêm tai giữa cần áp dụng chế độ ăn uống hợp lý. Trẻ bị viêm tai giữa có thể khó chịu, quấy khóc, người mệt mỏi. Bạn nên cho trẻ ăn thêm nhiều loại thức ăn giàu dinh dưỡng. Cho trẻ ăn thành nhiều bữa trong ngày để trẻ ăn được nhiều hơn. Cho trẻ uống nhiều nước lọc hoặc các loại nước hoa quả. Với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi cần tăng lượng sữa hàng ngày, cho trẻ bú nhiều hơn.

Cho trẻ uống thuốc đầy đủ theo chỉ dẫn của bác sĩ

Cho trẻ uống thuốc đầy đủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý sử dụng các loại thuốc không kê trong đơn. Nếu trẻ bị sốt cần chườm khăn ấm để trẻ mau hạ sốt. Cho trẻ mặc quần áo mỏng, nằm nghỉ ở nơi thoáng mát. Cho trẻ uống thuốc hạ sốt, giảm đau khi trẻ sốt trên 38,5 độ C hoặc tỏ ra khó chịu, đau nhiều.

Đưa trẻ đến bệnh viện để khám và chữa trị

Đưa trẻ đến bệnh viện để khám và chữa trị kịp thời
Đưa trẻ đến bệnh viện để khám và chữa trị kịp thời

Chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa tại nhà cần hết sức lưu ý. Nếu thấy tình trạng bệnh không thuyên giảm hoặc trở nên nặng hơn cần đưa trẻ đến bệnh viện để khám lại. Các dấu hiệu cần đưa trẻ đi khám bao gồm:

  • Trẻ liên tục kêu đau, mức độ và tần suất đau tăng dần
  • Trẻ sốt cao liên tục, dùng thuốc hạ sốt không đỡ
  • Trẻ tỏ ra khó chịu, quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú trong thời gian dài
  • Trẻ nôn hoặc bị tiêu chảy

Hướng dẫn phòng tránh bệnh viêm tai giữa ở trẻ

Viêm tai giữa có thể phòng ngừa bằng các biện pháp sau đây:

  • Vệ sinh tai – mũi – họng sạch sẽ, hạn chế tối đa khả năng bị sổ mũi, viêm họng
  • Giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là cổ, gan bàn chân khi trời lạnh hoặc khi nằm phòng điều hòa
  • Hạn chế cho trẻ ngoáy mũi
  • Khi trẻ bị viêm họng, sổ mũi, viêm Amidan… cần điều trị dứt điểm
  • Cho trẻ tiêm phòng
  • Giữ gìn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tránh ẩm mốc, khói bụi
Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

5 + 5 =