Tin tức mới

Thông tin liên lạc là cần thiết trong việc phòng chống bão lũ

0 0
0 0
Read Time:6 Minute, 5 Second

Lập kế hoạch phục vụ bão để đảm bảo tính liên tục của thông tin liên lạc. Đây là chỉ đạo của tổng cục trưởng Cục Khí tượng Thủy văn ông Trần Hồng Thái, đồng thời là phó chỉ ban điều hành Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai Bộ Tài nguyên và Môi trường tại cuộc họp về diễn biến và tác động. Áp thấp nhiệt đới đã biến thành một cơn bão vào chiều 6/7. Lãnh đạo nhiều đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường và Tổng cục Khí tượng. Hội nghị được nối mạng với 9 Đài KTTV khu vực. Hãy cùng chúng tôi lắng nghe những chỉ đạo của ông Trần Hồng Thái.

Báo cáo của trung tâm dự báo KTTV Quốc gia

Báo cáo tại cuộc họp ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia cho biết, hiện nay vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 15,8 độ Vĩ Bắc, 111,9 độ Kinh Đông, ngay trên khu vực quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (39-49km/giờ), giật cấp 8. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 70 km tính từ tâm áp thấp nhiệt đới. Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15km và có khả năng mạnh lên thành bão. Đến 13 giờ ngày 7/7, vị trí tâm bão ở khoảng 19,0 độ Vĩ Bắc, 109,0 độ Kinh Đông.

Phạm vi tác động
Phạm vi tác động của bão có hoàn lưu tương đối rộng

Ngay trên khu vực phía Tây Nam đảo Hải Nam (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/giờ), giật cấp 10. Phạm vi tác động của bão có hoàn lưu tương đối rộng, các khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ sẽ bị ảnh hưởng. Từ chiều mai (7/7) đến hết ngày 8/7, ở các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa to đến rất to với tổng lượng mưa phổ biến 100-250mm/đợt, có nơi trên 300mm/đợt (khu vực mưa lớn nhất tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ, Hòa Bình, Sơn La, Phú Thọ, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An).

Cảnh báo các nguy hiểm mùa bão lũ

Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia cảnh báo nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh vùng núi và ngập úng cục bộ tại các vùng trũng, thấp ven sông, đặc biệt là các tỉnh: Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. Ngoài tác động của bão, do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam hoạt động. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ sẽ xuất hiện mưa rào và dông.

Cần đặc biệt chú ý để phòng tránh trong bối cảnh kỳ thi PTTH quốc gia. Cũng như tình hình diễn biến của dịch bệnh covid vẫn phức tạp. Phát biểu tại cuộc họp, Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Trần Hồng Thái yêu cầu toàn bộ các đơn vị từ mọi cấp tập trung theo sát diễn biến tình hình áp thấp nhiệt đới cập nhật liên tục diễn biến đến Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và các cơ quan quản lý cũng như người dân. Rà soát chuẩn bị sẵn sàng về trang thiết bị, phương tiện quan trắc của mạng lưới đảm bảo thông tin liên tục, kịp thời và chính xác.

Đảm bảo thông tin liên lạc được xuyên suốt

áp thấp nhiệt đới
Các đơn vị từ mọi cấp tập trung theo sát diễn biến tình hình áp thấp nhiệt đới

Ông Trần Hồng Thái đề nghị Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia phối hợp chặt chẽ với Viện Địa chất khoáng sản, Viện Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu chi tiết hóa cảnh báo sạt lở đất theo diễn biến của tình hình mưa. Triển khai thực hiện các quy định mới theo Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg ngày 22/4/2021 về Quy định về dự báo, cảnh báo, truyền tin thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai của Thủ tướng Chính phủ.

Đặc biệt, đối với các hệ thống quan trắc tự động, hiện đại như rada. Hay hệ thống tự động khác cần thực hiện ngay các biện pháp dự phòng đảm bảo trang thiết bị phục vụ quan trắc, đảm bảo mua sắm, tu sửa thiết bị vật tư đảm bảo sự an toàn cho hệ thống quan trắc hiện đại phục vụ quan trắc cung cấp thông tin thông suốt cho dự báo, cảnh báo thiên tai. “Trong bối cảnh diễn biến của dịch Covid-19.

Theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, thông báo cho chủ các phương tiện. Thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí. Hướng di chuyển và diễn biến của bão để chủ động phòng tránh; thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm. Giữ thông tin liên lạc thường xuyên với chủ các phương tiện. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra. Quản lý chặt chẽ việc ra khơi của các tàu thuyền.

Đưa người dân ra khỏi nơi nguy hiểm

 phục vụ quan trắc
Các biện pháp dự phòng đảm bảo trang thiết bị phục vụ quan trắc

Tiếp tục rà soát các khu dân cư ven sông, suối, hạ lưu hồ; đập có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất. Khu vực thấp trũng có nguy cơ xảy ra ngập lụt sâu để chủ động tổ chức di dời. Sơ tán người dân đến nơi an toàn. Bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông. Nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết, các bến đò. Khu vực đường bị ngập, đã, đang và có nguy cơ xảy ra sạt lở.

Tăng cường dự báo, thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đặc biệt là truyền thông cơ sở, thường xuyên liên tục cung cấp tình trạng diễn biến mưa lớn, ngập lụt. Các phương án ứng phó để người dân biết và phối hợp với chính quyền địa phương chủ động phòng tránh. Các đơn vị của Tổng cục KTTV cần sẵn sàng các phương án trực bão. Với tiêu chí đảm bảo thông tin liên lạc liên tục, cập nhật. Làm việc từ mọi vị trí”, ông Trần Hồng Thái nhấn mạnh.

Xem thêm tin tức tại đây.

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

48 + = 58