Tin tức mới

Tổng hợp các loại dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu thời kỳ mang thai

0 0
0 0
Read Time:4 Minute, 54 Second

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày của phụ nữ trong giai đoạn mang thai ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của em bé, nguồn sữa của mẹ. Do đó, việc bổ sung dưỡng chất và xây dựng thực đơn hợp lý cho mẹ bầu rất quan trọng. Mỗi chất sẽ đóng vai trò khác nhau trong duy trì sức khỏe và đảm bảo sự phát triển của thai nhi. Chẳng hạn, Axit folic giúp bé tránh các dị tật, HDA giúp phát triển trí não của con, sắt giúp mẹ giảm tình trạng mệt mỏi, chóng mặt. Hay kẽm hạn chế tình trạng ốm nghén, con thiếu cân…

Probiotics

Lợi khuẩn Probiotics là những vi sinh vật sống có lợi cho sức khỏe đường ruột của người sử dụng. Tại sao probiotics lại là dưỡng chất quan trọng cho các chị em đang mang thai và nuôi con bằng sữa mẹ? Trước hết, Probiotics sẽ giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng táo bón. Và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả trong suốt hơn 9 tháng “đeo ba lô ngược”. Và khi mẹ sinh bé, Probiotics sẽ được truyền sang con thông qua đường sinh.

Đối với trẻ sơ sinh, có một đường ruột hoạt động tốt là hết sức quan trọng để bé được khỏe mạnh. Và việc bổ sung những vi sinh vật sống có lợi Probiotics sẽ giúp bé tránh được những rắc rối với hệ tiêu hóa còn non yếu; mà trẻ sơ sinh dễ gặp phải như đầy hơi, táo bón, đau bụng, trào ngược dạ dày,…  Trong những năm đầu đời. Dĩ nhiên, nguồn Probiotics của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không thể có ở đâu khác ngoài sữa mẹ.

Axit folic trong rau, ngũ cốc

Axit folic trong rau, ngũ cốc
Axit folic trong rau, ngũ cốc

Các loại rau lá xanh, ngũ cốc và ngũ cốc nguyên cám; là nguồn axit folic quen thuộc với phụ nữ mang thai. Axit folic sẽ giúp em bé phát triển khỏe mạnh trong bụng mẹ. Và tránh được các khuyết tật ống thần kinh mà điển hình nhất là tật nứt đốt sống. Không chỉ cần bổ sung axit folic trước và trong khi mang thai. Mẹ cần tiếp tục tiêu thụ khoảng 400mcg axit folic mỗi ngày trong thời gian cho con bú. Để giúp cơ thể thích nghi tốt với việc nuôi dưỡng trẻ sơ sinh.

Vitamin D và canxi

Đừng nghĩ rằng chỉ có 9 tháng “mang nặng” mới cần một hệ xương khỏe mạnh và chắc chắn mẹ nhé. Bất cứ giai đoạn nào, bao gồm cả thời kỳ cho con bú, mẹ đều cần cung cấp đủ canxi cho cơ thể. Tuy nhiên, chỉ bổ sung canxi là không đủ mà cơ thể còn cần vitamin D vì đây là loại vitamin cần thiết cho sự hấp thụ canxi của cơ thể. Phụ nữ đang cho con bú cần khoảng 1000mg canxi mỗi ngày. Có thể được bổ sung bằng viên canxi hoặc thông qua các loại thực phẩm giàu canxi như sữa và sữa chua.

DHA

Chắc hẳn hầu hết các mẹ đều đã biết đến loại axit béo omega-3 này; với tác dụng giúp phát triển trí não của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Việc bổ sung DHA là quan trọng trong giai đoạn từ tam cá nguyệt thứ ba cho tới những năm đầu sau khi bé ra đời. Không chỉ tốt cho trí não của trẻ mà DHA; với đặc tính kháng viêm còn thúc đẩy quá trình phục hồi sau sinh của mẹ nữa đấy.

Sắt

Sắt đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển oxy trong máu. Trẻ sinh đủ tháng với cân nặng đạt chuẩn sẽ có hàm lượng sắt đủ dùng trong 6 tháng đầu đời. Việc bổ sung sắt là cần thiết với phụ nữ mang thai. Còn các chị em đang nuôi con bằng sữa mẹ. Thì nên tránh uống thêm viên sắt cũng như tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu sắt trong 6 tháng đầu sau sinh. Vì sẽ cản trở khả năng hấp thu sắt của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nếu mẹ hay mệt mỏi, chóng mặt và khó tập trung lâu. Rất có thể mẹ đang bị thiếu sắt đấy nhé.

Kẽm

Kẽm giúp mẹ bầu hạn chế tình trạng như ốm nghén
Kẽm giúp mẹ bầu hạn chế tình trạng như ốm nghén

Bổ sung kẽm trong thời gian mang thai sẽ giúp mẹ bầu hạn chế tình trạng như ốm nghén, sinh con nhẹ cân, thai lưu, sinh non… Quan trọng hơn, kẽm phụ trách sản xuất và hoàn thiện chức năng AND. Cần thiết cho sự phát triển tế bào trong suốt thai kỳ. Ngoài ra, kẽm còn giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, củng cố các vị giác, khứu giác, chữa lành vết thương của cơ thể. Nhu cầu kẽm cho mẹ bầu là 12mg/ ngày, nguồn cung cấp kẽm tốt nhất là thịt lợn, thịt bò, hải sản, hạnh nhân. Hay hạt bí, lạc, rau bó xôi, nấm hương, sữa chua, sữa tươi…

I – ốt

I-ốt là nguyên tố giúp hình thành hormone tuyến giáp. Vì vậy, thiếu i-ốt thai nhi có thể bị suy giáp. Giảm chuyển hóa của cơ thể, giảm khả năng phát triển của hệ thống thần kinh. Khi mang thai, nếu mẹ thiếu i-ốt có thể dẫn đến tiền sản giật, chảy máu nhiều sau khi sinh, bất thường bánh rau… Trẻ được sinh ra có thể bị đần độn, nhẹ cân, kém phát triển trí tuệ. Ngoài ra, tình trạng cường giáp do thiếu i-ốt ở người mẹ. Có thể gây hậu quả nặng nề như tiền sản giật, sinh non, suy tim, sảy thai, dị tật thai nhi bẩm sinh…

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

78 − 71 =